Tuần đầu nhiệm kỳ 2: Già dặn, có tổ chức hơn nhưng vẫn đậm chất Donald Trump
Ngày 3.2, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ban hành công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trong tỉnh tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản công, đặc biệt là các cơ sở nhà, đất trên địa bàn.Theo đó, Sở Tài chính được giao chủ trì, phối hợp Sở TN-MT cùng các đơn vị liên quan rà soát, lập phương án xử lý các tài sản công, trụ sở làm việc chưa được sử dụng hiệu quả hoặc không đúng mục đích. Việc xử lý sẽ được tham mưu để Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định, nhằm ngăn chặn tình trạng lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước. Riêng các cơ sở nhà, đất thuộc diện thu hồi theo quy định của luật Đất đai năm 2024, Sở TN-MT có trách nhiệm trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi và xử lý đúng quy định, thay vì thực hiện quy trình sắp xếp lại theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản công. Đồng thời, các đơn vị liên quan phải đảm bảo không để xảy ra tình trạng né tránh trách nhiệm, dẫn đến việc chậm trễ xử lý nhà, đất công. Sở Xây dựng được giao nhiệm vụ tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền về việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 đối với khu đất 6,26 ha tại khóm 5, P.5, TP.Cà Mau, vốn được thu hồi từ Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - công ty cổ phần. Trong thời gian chờ hoàn tất các thủ tục xử lý tài sản công theo quy định, tỉnh thống nhất chủ trương giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tổ chức khai thác ngắn hạn đối với các khu đất do đơn vị này quản lý. Sở TN-MT có trách nhiệm chỉ đạo trung tâm thực hiện trình tự, thủ tục cho thuê đất ngắn hạn đúng quy định, đảm bảo nguồn lực đất đai được khai thác hiệu quả. Việc triển khai các nhiệm vụ trên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công, đảm bảo đúng mục đích, tránh thất thoát, lãng phí và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.Mẹo sử dụng tính năng 'Circle to Search' của Android trên iPhone
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 176/2024 quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ 1.1.2025.Theo quy định, cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, căn cứ tiến độ thực hiện, nhu cầu kinh phí, Bộ Công an xây dựng dự toán tương ứng với số tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và 30% số tiền thu từ đấu giá biển số xe năm trước liền kề đã nộp vào ngân sách, gửi cơ quan có liên quan tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo quy định.Đối với kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất phương án bố trí kinh phí cho Bộ Công an và các địa phương, tổng hợp cùng báo cáo dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Công an để gửi cơ quan có liên quan tổng hợp theo quy định.Nghị định quy định 18 nội dung chi của Bộ Công an, gồm: đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phương tiện; xây dựng, vận hành, quản trị, nâng cấp hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông; xây dựng, cải tạo, sửa chữa, mở rộng các công trình, trung tâm chỉ huy, trụ sở, nơi làm việc, nơi tạm giữ phương tiện.Ngoài ra, còn có hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông; bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm…Nghị định cũng quy định 15 nội dung chi của UBND cấp tỉnh và cơ quan khác ở địa phương, gồm: thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông; sơ kết, tổng kết, triển khai nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; giải quyết ùn tắc giao thông, khắc phục hậu quả tai nạn giao thông…Đáng chú ý, nghị định quy định mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm không quá 200.000 đồng/người/ca (1 ca từ đủ 4 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau), 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.Mức chi bồi dưỡng làm thêm giờ cho cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban ngày không quá 100.000 đồng/người/ca, tối đa 10 ca/tháng; đối với ca đêm không quá 200.000 đồng/người/ca (1 ca từ đủ 4 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau), 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.Mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông của 1 vụ, việc không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5.000.000 đồng/vụ, việc.
Sau chạm đáy, năm 2024 sản xuất thép dự báo tăng trưởng bứt tốc 10%
Tên gọi "Ngũ âm" xuất phát từ việc dàn nhạc sử dụng 5 nhóm âm thanh chính, tương ứng với các chất liệu tạo nên nhạc cụ: gỗ (như Roneat - đàn T'rưng Khmer); tre (như Khung thò - một loại xylophone); đồng (như cồng, chiêng); da (như trống Skor); sắt (như kèn Sralai).Dàn nhạc Ngũ âm xuất hiện nhiều trong các lễ hội chùa Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay; sân khấu Rô băm, múa Chằn; đám cưới, nghi lễ dân gian,… Dàn nhạc này tạo nên những âm thanh vừa hùng tráng vừa trầm bổng, làm say lòng người nghe. Đây là lần thứ 3 hội cổ động viên Trường ĐH Trà Vinh mang dàn nhạc độc đáo này đến cổ vũ, tiếp sức cho các sinh viên trường trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam cúp THACO.
Ngày 4.2, Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) đã đưa ra cảnh báo về các chiêu trò lừa đảo dịp đầu năm 2025.Theo Cục An toàn thông tin, mê tín, dị đoan được hiểu là việc con người có niềm tin mãnh liệt vào những điều phù phiếm, mơ hồ như: bói toán, bùa chú, giải hạn… nhằm khiến người nghe tin vào các hiện tượng siêu nhiên, huyền bí. Vào dịp tết 2025, lợi dụng yếu tố tâm linh dịp đầu năm, nhiều người đi khấn bái với mong muốn năm mới bình an, phát tài, tình trạng xem bói online (trên mạng xã hội) liên tục nở rộ, các hội nhóm này có tới hàng trăm nghìn thành viên tham gia. Lợi dụng tâm lý đó, các đối tượng lừa đảo "tát nước theo mưa", dùng những lời lẽ đe dọa khiến nạn nhân sợ hãi và mong muốn được giải hạn. Nạn nhân của các chiêu trò trên thường đang bế tắc, mất niềm tin vào cuộc sống thực, dẫn đến mù quáng tin vào những yếu tố tâm linh. Nhiều người phải bỏ ra những khoản tiền lớn để giải hạn hoặc cầu vật chất. Thậm chí, có những trường hợp còn làm bùa, ngải để hãm hại người khác.Để có thể phòng tránh được thủ đoạn lừa đảo tinh vi trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo: "Người dân cần nâng cao cảnh giác, thận trọng, không nên quá mù quáng tin vào hình thức liên quan đến tâm linh trên mạng xã hội. Chỉ nên lựa chọn và tìm đến những địa chỉ uy tín, không nên quá tin tưởng vào những hình thức biến tướng của hình thức xem tâm linh trên không gian mạng". Cạnh đó, người dùng cần tìm hiểu kỹ và xác minh chính xác danh tính đối tượng trước khi thực hiện bất kỳ một giao dịch nào trên mạng xã hội. Nêu cao tinh thần cảnh giác, không gửi tiền quyên góp, ủng hộ vào các tài khoản không rõ nguồn gốc. Trong trường hợp trở thành nạn nhân của đối tượng lừa đảo, người dân cần báo ngay với cơ quan công an để có thể được hỗ trợ và giải quyết kịp thời.Mới đây, ông L.V.M (trú tại Hà Nội) nhận được một cuộc điện thoại lạ tự xưng là nhân viên nhà mạng Viettel, thông báo về việc nợ cước viễn thông, đồng thời yêu cầu ông đóng khoản tiền hơn 10 triệu đồng để chấm dứt khoản nợ. Khi ông M. thắc mắc về khoản tiền quá lớn, đối tượng đưa ra hàng loạt các lý do như gọi điện nước ngoài... Thậm chí, đối tượng còn đe dọa ông nếu không thanh toán đầy đủ số tiền trong vòng 24 giờ sẽ cắt thuê bao và gửi đơn kiện, đồng thời sẽ có công an gọi điện đến để xác minh. Vì được cảnh báo kịp thời, ông M. đã không sập bẫy đối tượng, đồng thời trình báo công an về sự việc trên.Cục An toàn thông tin cho hay, thủ đoạn chung của các đối tượng chiêu trò trên thường là giả danh nhân viên nhà mạng lớn, gọi điện thông báo nạn nhân đang nợ cước viễn thông với số tiền lớn. Nếu nạn nhân không thanh toán sẽ khóa số thuê bao, tạm dừng liên lạc và khởi kiện ra tòa. Các đối tượng thường xin địa chỉ, tài khoản cá nhân với lý do để kiểm tra lại nhằm thu thập các thông tin cá nhân của khách hàng (tên, tuổi, địa chỉ, số CMND, hộ khẩu, tài khoản ngân hàng, mã OTP...) để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau vài ngày các đối tượng sẽ gọi lại và thông báo tài khoản cá nhân của chủ thuê bao điện thoại trên bị sử dụng để làm những việc phi pháp và yêu cầu chuyển toàn bộ tiền trong tài khoản để điều tra hoặc chúng sẽ gọi điện để đe dọa và tống tiền các chủ thuê bao. Trước tình hình trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo, người dân, nhất là người cao tuổi cần cao cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn lừa đảo trên. Với các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ của các nhà mạng, người dân cần liên hệ đường dây nóng của nhà mạng hoặc đến các phòng giao dịch để được tư vấn, giải quyết kịp thời. Lưu ý, tuyệt đối không chuyển tiền và cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại, tránh mắc bẫy lừa đảo của các đối tượng.
Võ Lâm Nhàn Hiệp VNG: Hãy vào Bang ngay khi có cơ hội!
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia Anthony Loke cho biết các điều khoản trong hợp đồng tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích của Malaysia Airlines dự kiến sẽ được hoàn tất trong vài ngày tới, theo tờ Malaysiakini."Chúng tôi vẫn chưa ký hợp đồng. Hợp đồng vẫn còn được xem xét bởi Tổng chưởng lý và các điều khoản sẽ được hoàn tất trong vài ngày tới", ông nói với KiniTV khi được hỏi vào giữa tuần này.Ông cho biết thêm, một con tàu của Ocean Infinity hiện đang trên đường từ Mauritius tới địa điểm được cho là vụ tai nạn xảy ra.Các trang web theo dõi hàng hải liệt kê điểm đến của con tàu "Armada 78 06" là "ngoài khơi Úc" và dự kiến sẽ đến vào chiều chủ nhật tuần này, điều đó làm dấy lên các báo cáo và suy đoán rằng Ocean Infinity có thể bắt đầu cuộc tìm kiếm ngay cả trước khi hợp đồng với Malaysia được ký kết.Đây sẽ là nỗ lực thứ ba nhằm tìm kiếm chiếc máy bay mất tích và là nỗ lực thứ hai của Ocean Infinity. Chiếc máy bay được cho là đang ở vùng nước sâu của Ấn Độ Dương, cách Perth khoảng 1.500 km về phía tây.Trang 9News.com của Úc đưa tin cuộc tìm kiếm sẽ tập trung vào khu vực rộng 15.000 km2, cách khu vực được Ocean Infinity tìm kiếm trước đó trong sứ mệnh vào năm 2018 khoảng 30 km.Vị trí của khu vực tìm kiếm đã được xác định bằng phân tích mới của ba nhóm nghiên cứu kể từ hoạt động tìm kiếm gần đây nhất, AviationSource News đưa tin.Tháng 12 năm ngoái, ông Loke thông báo rằng nội các đã đồng ý về nguyên tắc với đề xuất của Ocean Infinity về một hoạt động tìm kiếm mới trên cơ sở "không tìm thấy, không tính phí"."Không tìm thấy, không mất phí" là thỏa thuận tài chính chung cho các hoạt động cứu hộ hàng hải, trong đó nếu thành công, Ocean Infinity yêu cầu được trả 70 triệu USD.Chuyến bay MH370 khởi hành từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh vào đêm 8.3.2014, chở 239 hành khách và phi hành đoàn. Tuy nhiên, chiếc máy bay đã đi chệch khỏi đường bay một cách bí ẩn trên biển và chuyển hướng về phía tây, hướng tới Ấn Độ Dương.Mặc dù hầu hết các hệ thống liên lạc đã ngừng hoạt động, các nhà phân tích vẫn có thể theo dõi đường truyền cuối cùng của nó đến một nơi nào đó ở Nam Ấn Độ Dương.